Kính hiển vi soi nổi là gì?

Kính hiển vi soi nổi là gì?

Kính hiển vi soi nổi là gì?

Kính hiển vi soi nổi là gì? Đó là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời được một cách thấu đáo! Ở bài này, tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi chính. Kính hiển vi soi nổi là gì? Khác biệt giữa kính hiển vi soi nổi kính lúp và Kính hiển vi soi phẳng? Khi nào thì cần đến kính hiển vi soi nổi ?

Định nghĩa chung về kính hiển vi

Trước tiên chúng ta nến đi vào thuật ngữ “Kính hiển vi” hay “Microscope”. Kính hiển vi là một hệ thống quang học, gồm nhiều thấu kính kết hợp với nhau tạo ra ảnh của một mẫu vật với độ phóng đại vài trục, vài trăm có thể là vài nghìn hoặc nhiều hơn nữa!

Vậy “Kính hiển vi soi nổi” (Stereo microscope) một số người có thể gọi là “kính lúp soi nổi” hoặc chỉ đơn giản là “kính lúp” nó nằm ở đâu trong khái niệm về kính hiển vi ấy? Những nhà sản xuất kính hiển vi trên thế giới thường chia khái niệm kính hiển vi thành hai thành phần rõ rệt: “Kính hiển vi soi một đường truyền anh sáng” và “kính hiển vi hai đường truyền ánh sáng”. Đó chúng chính là mấu chốt đề chúng ta phân biệt giữa kính hiển vi soi nổi với các loại kính hiển vi khác.

Và giờ chúng ta cùng đi vào khái niệm, Kính hiển vi soi nổi là một hệ thống quang học với các thấu kính năm trên hai trục ánh sáng độc lập, tạo ra ảnh của một mẫu vật với độ phóng đại vài lần, có thể vài trục hoặc một hai trăm lần. Sẽ có một số người sẽ hỏi: “với độ phóng đại thấp như vậy thì kính hiển vi soi nổi khác gì kính lúp?” Câu trả lời rất đơn giản là kính hiển vi là một hệ thống các thấu kính còn kính lúp chỉ là một thấu kính lồi mà thôi!

Từ khái niệm chúng ta kết luận được những điều căn bản như sau:

  • Kính hiển vi soi nổi là kính hiển vi với hai đường truyền anh sáng độc lập. Do đó, hình ảnh tới hai mắt là hai hình ảnh lập thể với hai góc nhìn khác nhau.
  • Kết luận thứ hai rất dễ hiểu: kính hiển vi soi nổi tạo ra hình ảnh lập thể của mẫu vật. Nhiều người hay gọi là hình ảnh 3D, hay 3 chiều, nhưng tôi thấy khái niểm hình ảnh lập thể là đúng nhất.
  • Kết luận kế tiếp, hệ thống quang học của kính hiển vi soi nổi gồm 2 vật kính và 2 thị kính. Điều này cũng là lẽ tất nhiên, các nhà sản xuất thường gộp chúng vào một “cục” tạm gọi là là “vật kính kính hiển vi soi nôi” để việc vận chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn. Nhưng các bạn đừng nghĩ nó là “1” nhé, thực tế là “2” đó.
  • Với độ phóng đại thấp,lợi thế sẽ là điều gì? Rất đơn giản để suy ra, khi mà thị kính của bạn vẫn phóng đại 10 lần, hệ thống quang học không có ý nghĩa gì khác ngoài việc truyền ánh sáng từ vật kính đến thị kính hoặc có chăng chỉ là thay đổi khoảng cách giữa 2 yếu tố này để thay đổi tổng độ phóng đại! Vậy câu trả lời là? Độ phóng đại của vật kính sẽ thấp hơn nhiều so với các loại kính hiển vi khắc? Vậy khác biệt là? Tiêu cự của vật kính kính hiển vi soi nổi sẽ lớn hơn rất nhiều so với các loại khác có thể lên đến hàng trục centimet.

Đến đây gần như câu hỏi thứ 2 của tôi về sự phân biệt giữa kính hiển vi soi nổi là các loại kính khác đã được trả lời. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Stereo Microscope là “kính hiển vi soi nổi” cách gọi “kính lúp” là chưa đúng vì kính hiển vi soi nổi là một phần của khái niệm kính hiển vi tách biệt hoàn toàn với khái niệm kính lúp. Còn về cơ chế tạo ảnh của kính hiển vi soi nổi cũng sẽ không khác kính lúp là mấy! Về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho các bạn ở những bài sau.

Khi nào chúng ta cần đến kính hiển vi soi nổi?

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu vào câu hỏi thứ 3 : “khi nào chúng ta cần đến kính hiển vi soi nổi?” Một câu hỏi cũng không dễ để trả lời. Muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng phân tích các đặc điểm của kính hiển vi soi nổi. khi nào chúng ta cần đến kính hiển vi soi nổi?

  • Tạo ra hình ảnh lập thể, đây là thế mạnh đầu tiên phải kể đến của kính hiển vi soi nổi. Câu hỏi đặt ra là lĩnh vực nào cần đến thế manh đó? Đó là quan sát các mẫu vật nổi hay mẫu vật lập thể! Từ các kính thước nhỏ bé như các tế bào lớn như phôi người, phôi lợn,… các mẫu mô phôi đang phát triển, ấu trùng, cá thể côn trùng,các mẫu thực vật, có thể là các bảng vi mạch điện tử, bảng mạch lớn, các khuôn chế tác,…
  • Vật kính có độ phóng đại thấp, đây cũng là lợi thế của kính hiển vi soi nổi! Điều này dẫn đến nhiều hệ quả, độ phóng đại thấp tương ứng với khoảng tiêu cụ lớn. Dẫn đến khoảng cách giữa mẫu vật và thị kính cũng lớn hơn. Độ phóng đại thấp cung cấp vi trường lớn có tính bao quát cao, độ phân giải không cần quá nhiều cũng cho được hình ảnh với độ nét và độ tương phản tốt. Từ tất cả điều này dẫn đến một điều tất yêu, khi bạn cần thao tác với mẫu vật với độ phóng đại thấp, bạn phải cần đến kính hiển vi soi nổi. Chắc đến đây các bạn cũng hình dung ra các công việc cần phải có kính hiển vi soi nổi rồi!

Ở ý trến đây có thể có bạn hỏi kính hiển vi soi ngược có thể giúp bạn thao tác được, hay để quan sát hình ảnh lập thể kính hiển vi phân tích với công nghệ DIC (Differential Interference Contrast) cũng giúp bạn làm được! Điều đó là không sai. Phân  biệt giữa những việc này tôi sẽ viết ở bài sau.

Ở bài này tôi đã giúp các bạn có khái niệm phần nào về kính hiển vi soi nổi! Tôi mong sau khi đọc bài này, có ai đó hỏi bạn kính hiển vi soi nổi là gì? Hay “what is stereo microscope?” các bạn có thể tự tin trả lời cầu hỏi đó một cách cặn kẽ nhất.

Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau!